BỆNH LÝ VIÊM GÂN KHUỶU TAY(TENNIS ELLBOW)

Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là một dạng tổn thương cơ bản thường gặp. Tình trạng này đa phần có xu hướng phục hồi sau một thời gian nghỉ dưỡng và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu viêm mãn tính xuất hiện, khả năng tái phát cao hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc phát hiện sớm để điều trị dứt điểm là thực sự cần thiết nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lao động và sinh hoạt. 
Triệu chứng viêm gân khuỷu tay
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là đau nhức bên ngoài khuỷu tay. Theo thời gian, khoảng từ vài tuần đến vài tháng, cơn đau có xu hướng sẽ trở nên liên tục hơn, lan dần đến cẳng và cổ tay người bệnh. Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện khi bị chạm vào hoặc thực hiện các động tác cụ thể, đặc biệt là cử động quá mạnh dẫn đến kéo gân cổ tay. Tình trạng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên, gây khó khăn cho người bệnh khi: 
banner subs ctch content
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu các triệu chứng của viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lập tức liên hệ với bác sĩ để có hướng kiểm soát kịp thời. Một số dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý gồm:
Rất khó để thực hiện các cử động cánh tay.
Xuất hiện khối u trong vị trí đau.
Khu vực xung quanh khuỷu tay bị đỏ hoặc sưng lên.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm gân khuỷu tay thường xảy ra chủ yếu ở các đối tượng trong giai đoạn từ 30 – 50 tuổi. Bất kỳ chuyển động mạnh, lặp đi lặp lại nào tác động lên gân và cơ xung quanh khuỷu tay đều có thể gây ra tình trạng này. Chẳng hạn, trong bộ môn quần vợt, việc đánh trái tay sẽ tạo áp lực cho phần cơ bắp tay trước, cụ thể là bị siết lại, gây đau. Ngoài ra, nếu người chơi dùng sai kỹ thuật hoặc cầm vợt quá chặt cũng khiến các gân bị căng thẳng, thậm chí dẫn đến rách. (2)
Triệu chứng này cũng xuất hiện phổ biến khi thực hiện các công việc hoặc hoạt động liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại của cánh tay. Một số điển hình phải kể đến như:Vẽ tranh, Chặt cây, Chơi nhạc cụ, Sửa ống nước, Làm việc trên dây chuyền lắp ráp, Thái thực phẩm., Khuỷu tay bị va chạm mạnh.
Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp do hoạt động, nhiều trường hợp phải đối mặt với tình trạng viêm gân khuỷu tay bởi nằm trong nhóm nguy cơ. Cụ thể gồm:
Tuổi tác: Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là giai đoạn từ 30 – 50 tuổi. 

Nghề nghiệp: Người làm công việc thường xuyên phải thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay (họa sĩ, thợ sửa ống nước, đầu bếp,…) sẽ có nguy cơ bị viêm cao hơn.  Thói quen chơi thể thao: Những người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao dùng vợt sẽ có nguy cơ cao bị viêm gân khuỷu tay, đặc biệt là nếu sử dụng sai kỹ thuật.
Phương pháp chẩn đoán
Trước khi tiến hành chẩn đoán, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh trước đó. Ngoài ra, người bệnh có thể cần thực hiện một số chuyển động đơn giản để kiểm tra cơn đau như co cổ tay, dang cánh tay,… Thông qua các hoạt động này, bác sĩ sẽ đưa ra một vài phương pháp xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác: 
Điện cơ: Phương pháp điện cơ được thực hiện với mục đích kiểm tra các vấn đề xảy ra đối với dây thần kinh khuỷu tay, tốc độ và hiệu quả truyền tín hiệu. Ngoài ra, đây cũng là cách để đo chính xác hoạt động điện trong cơ khi ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc hoạt động.

Siêu âm: biện pháp đầu tay và hữu hiệu để chẩn đoán viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.
Chụp cộng hưởng từ: Đây là phương pháp được sử dụng để phát hiện chứng viêm khớp ở cổ, lưng chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm từ đó xác định nguyên nhân chính xác gây đau khuỷu tay.
Tia X: Phương pháp chẩn đoán này được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm khớp khuỷu tay.
chẩn đoán viêm gân khuỷu tay

Biến chứng
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm việc và hoạt động thể chất. Tình trạng này đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cầm nắm vật dụng. Nhìn chung, đa phần các trường hợp bị viêm gân khuỷu tay đều không gây ra vấn đề nghiêm trọng, thay vào đó sẽ biến mất khi kết hợp nghỉ ngơi và điều trị đúng cách. (3)
Tuy nhiên, một số ít người bệnh gặp phải tình trạng mãn tính sẽ rất dễ tái phát, về lâu dài có nguy cơ dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi, thậm chí là đứt gân tự phát… ảnh hưởng rất lớn đến lao động và sinh hoạt. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị sớm. 
Điều trị viêm điểm bám gân cầu lồi ngoài xương cánh tay
Khi bị viêm gân khuỷu tay, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng chơi thể thao và một số công việc nhất định để đảm bảo cánh tay có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là kết hợp các liệu pháp vật lý hoặc sử dụng thuốc như Ibuprofen, Naproxen,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số cách điều trị khác như:
Tiêm thuốc Corticosteroid: Giúp giảm sưng đau.
Đeo một thanh nẹp lên cánh tay: Giúp cơ và gân được trở về trạng thái nghỉ ngơi.
Siêu âm sóng xung kích: Phương pháp điều trị này có tác dụng phá vỡ mô sẹo, làm tăng lưu lượng máu và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Phẫu thuật: Dành cho tình trạng cơ đau kéo dài từ 6 – 12 tháng, nhằm loại bỏ mô tổn thương. 
điều trị viêm điểm bám gân cầu lồi
Biện pháp phòng ngừa
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay hoàn toàn có thể được chủ động ngăn ngừa từ sớm thông qua việc thay đổi thói quen hàng ngày. Một số hướng dẫn hữu ích như: 
Tăng cường sức mạnh và khả năng linh hoạt của cánh tay, cổ tay bằng cách duy trì thói quen tập tạ nhẹ. 
Luôn luôn khởi động và căng cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc thực hiện lặp đi lặp lại những chuyển động giống nhau.
Hạn chế tối đa việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
Sử dụng dụng cụ thể thao có thích thước phù hợp và vừa vặn với tay cầm, đặc biệt là các loại vợt.
Chăm sóc và phục hồi
Khi bị viêm gân khuỷu tay, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, việc chăm sóc tại nhà cũng vô cùng quan trọng, sẽ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả đồng thời đẩy nhanh thời gian chữa lành. Cụ thể như sau:
Để khuỷu tay nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Ngưng chơi bộ môn thể thao khiến tình trạng viêm nặng hơn, thay vào đó hãy thử một loại hình phù hợp khác.
Tập chuyển động cơ vai và bắp tay nhẹ nhàng để giảm căng thẳng ở khuỷu tay nhưng cố gắng không duỗi thẳng hoặc uốn cong cánh tay.
Giảm đau bằng thuốc không kê đơn theo tư vấn từ bác sĩ.
Chườm vết thương bằng đá lạnh để giảm sưng đau, tốt nhất là 15 phút/lần và lặp lại vài lần trong ngày.
Sử dụng nẹp theo tư vấn của bác sĩ.
Thực hiện vật lý trị liệu theo tư vấn của chuyên gia.
nguồn: https://tamanhhospital.vn/viem-diem-bam-gan-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay/