Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
- Bệnh thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng những đối tượng có nguy cơ cao nhất là:
+ Người cao tuổi.
+ Người thường xuyên bê vác nặng, lao động quá sức.
+ Người thừa cân, béo phì.
+ Người mắc một số bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường.
+ Những người gặp phải chấn thương khớp gối như đứt dây chằng khớp gối, nứt xương khớp gối,…
Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở nhiều đối tượng
- Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân có thể mắc phải một số biểu hiện như sau:
+ Khớp gối bị đau nhức, càng về sau những cơn đau càng tăng dần về tần suất và mức độ. Đặc biệt, những cơn đau sẽ càng rõ rệt khi bệnh nhân vận động hay thay đổi tư thế, chẳng hạn như khi đi bộ nhiều hay khi leo cầu thang bộ.
+ Có hiểu hiện sưng gối và căng cứng đầu gối, thường gặp nhất là ở thời điểm sau khi ngủ dậy. Đồng thời, khớp gối của người bệnh cũng kém linh hoạt hơn.
+ Khi di chuyển, dáng đi của người bệnh sẽ có nhiều thay đổi. Bệnh nhân thường đi theo kiểu chữ O, chữ X hoặc thậm chí là mất chức năng vận động.
- Bệnh thoái hóa khớp gối không phải là bệnh ngay lập tức có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lại có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn đau mạn tính, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và trong lao động vì chức năng vận động bị suy giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, thậm chí còn có thể gây ra trầm cảm.
Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh
Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh
Nếu không được điều trị kịp thời bằng những phương pháp phù hợp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những vấn đề sau:
+ Thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau khớp, đi lại rất khó khăn.
+ Để lâu ngày sẽ dẫn đến cứng khớp, teo cơ.
+ Khớp gối bị thoái hóa còn có thể biến dạng, gây cong vẹo chi dưới.
+ Gây ra chứng vôi hóa sụn khớp.
+ Nguy hiểm nhất là tình trạng liệt chi dưới, tàn phế, khiến người bệnh phải sử dụng xe lăn mới có thể di chuyển được.
2. Các phương pháp điều trị khớp gối hiệu quả
Bệnh thoái hóa khớp gối thường liên quan đến vấn đề tuổi tác hay có thể hiểu là sự lão hóa tự nhiên, vì thế, rất khó để có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ đảm bảo có thể làm giảm triệu chứng hiệu quả, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động của khớp gối, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và phòng ngừa nguy cơ biến chứng, biến dạng khớp gối.
Có thể điều trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau
Có thể điều trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
- Giảm cân, duy trì cân nặng: Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả và cần thực hiện đầu tiên, nhất là đối với những người mắc chứng thừa cân béo phì. Việc giảm bớt trọng lượng của cơ thể sẽ giúp giảm bớt gánh nặng lên đầu gối. Từ đó, có thể giúp người bệnh giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa.
Hơn nữa, duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp như tăng huyết áp hay đái tháo đường.
- Tập luyện: Người bệnh nên tập luyện mỗi ngày tùy theo mức độ bệnh và cần lựa chọn những bài tập phù hợp như tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,… Tập luyện đều đặn sẽ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Thực hiện một số liệu pháp thay thế để kiểm soát bệnh hiệu quả:
+ Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Khi khớp gối sưng đau thì nên chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng. Sau đó, có thể chườm nóng để cải thiện tình trạng cứng khớp.
+ Xoa bóp khớp gối để làm dịu cơn đau và thư giãn cơ bắp. Hơn nữa, đây cũng là các có thể giúp kích thích lưu thông máu hiệu quả. Lưu ý, cần thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Cải thiện giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát bệnh tốt
+ Châm cứu với mục đích lưu thông khí huyết. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những trường hợp cần thiết và trước khi thực hiện nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xoa bóp khớp gối để làm dịu cơn đau
- Chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý: Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ tốt cho bệnh thoái hóa khớp mà còn tốt cho sức khỏe nói chung. Người bệnh cần thực hiện ăn uống theo kế hoạch để đảm bảo kiểm soát cân nặng, giúp sụn khớp linh hoạt hơn và cải thiện tình trạng viêm. Người thoái hóa khớp gối nên tiêu thụ những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chứa nhiều vitamin C, omega-3,…
- Dùng nẹp đầu gối để bảo vệ khớp: Một số loại nẹp đang được sử dụng nhiều như nẹp giảm áp, nẹp phục hồi chức năng,… Tác dụng của những loại nẹp này là giảm áp lực cơ thể lên đầu gối và giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định loại nẹp phù hợp.
- Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối trong trường hợp cần thiết và theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp tiêm nội khớp: Mục đích của phương pháp này là giúp giảm viêm, giảm đau nhức và sưng khớp. Tuy nhiên, không nên thực hiện lâu dài. Trong đó, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP nhằm kích thích khắc phục những tổn thương khớp gối và cải thiện chức năng khớp gối.
- Phẫu thuật khớp gối: Được thực hiện đối với những trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả cao. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật đục xương chỉnh trục.
Trên đây là những cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám, mời quý khách hàng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.