Các loại rau có hàm lượng purin cao là một trong những thực phẩm có khả năng gây bệnh gút bên cạnh các loại thịt và hải sản. Hàm lượng purin trong rau không cao bằng hàm lượng trong các loại thịt và hải sản, tuy nhiên hàm lượng purine trong một số loại rau đủ để đem lại cơn đau từ bệnh gout nếu đã mắc phải căn bệnh này.
Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh và khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh gút cần cân nhắc lựa chọn loại rau để thuận lợi hơn trong việc điều trị.
Các loại rau có hàm lượng purin cao trở thành nỗi lo lắng trong việc chọn thực phẩm cho người bị bệnh gút. Vì ngoài các loại thịt và hải sản người bệnh gout còn phải kiêng thêm một số loại rau có hàm lượng purin cao khiến cho lựa chọn về thực phẩm của người bệnh trở nên hạn chế. (1)
Tuy nhiên thông qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng biết được các loại rau nào mắc bệnh gout ăn được và không ăn được, làm cho quá trình lựa chọn thực đơn cho người bệnh gout trở nên dễ dàng hơn.
Thực tế, hầu hết các loại rau đều có hàm lượng purin thấp đến trung bình 50mg-80mg/100g thực phẩm. Rau xà lách, măng tây, súp lơ trắng… là những loại rau thuộc nhóm thực phẩm có lượng purin trung bình.
Dù vậy, vẫn có một số loại rau thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng purin trung bình, người bệnh gút có thể ăn nhưng cần chú ý số lượng rau tiêu thụ thuộc nhóm này. Việc kiểm số lượng và ăn có mức độ các loại rau này không gây nguy hiểm đến bệnh tình.
Một số loại rau như nấm, bông cải và đậu các loại, với chỉ số purine dao động từ 81 – 488mg/100g thực phẩm. Thông thường, purin từ trong các loại rau này sẽ không đủ để khởi phát cơn gút cấp ở người bệnh. (2)
Bệnh gút là một dạng viêm khớp, xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa acid uric. Căn nguyên của tình trạng này là do sự dư thừa acid uric. Lượng dư thừa này biến đổi thành muối urat, tích tụ dần trong khớp bất kỳ và gây viêm tại các ổ khớp gọi là bệnh gút.
Purin là một hợp chất hữu cơ dị vòng, được tạo nên từ nitơ và carbon. Purin có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, bao gồm rau củ quả. Khi purin được nạp vào trong cơ thể, gan sẽ phân hủy purin và chuyển hóa thành acid uric.
Trong khi đó, cơ thể con người có khả năng tự tạo ra lượng acid uric vừa đủ. Vì vậy, nếu lượng purin nạp vào trong cơ thể quá cao sẽ gây dư thừa acid uric, khiến thận không đủ công suất để lọc và đào thải phần dư thừa này ra khỏi cơ thể.
Các loại rau có nhiều purin có thể làm cơn đau gút nghiêm trọng hơn.
Không phải bất cứ trường hợp acid uric máu cao nào cũng sẽ tiến triển thành bệnh gút. Thành phần dinh dưỡng bên trong rau, ngoài purin, vẫn còn nhiều chất dinh dưỡng khác. Một số dưỡng chất có trong rau, bao gồm các loại rau có hàm lượng purin cao, còn có công dụng hỗ trợ giảm acid uric (như vitamin C).
Dù vậy, tiêu thụ không kiểm soát bất cứ thực phẩm nào cũng đều không tốt. Và những người đang điều trị bệnh gút, dễ xảy ra cơn đau gút cấp vẫn nên lưu ý và hạn chế rau chứa hàm lượng purin cao.
Măng tây là loại thực phẩm được hầu hết các bác sĩ khuyên người bệnh gút tạm thời ngừng ăn trong khi điều trị bệnh.
Trong 100 gram măng tây có đến 29mg purine, làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể. Dù măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ chống oxy hóa cùng đa dạng các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, thực phẩm này không được khuyến khích cho người bệnh gút vì những ảnh hưởng đến quá trình làm giảm và cân bằng lại nồng độ acid uric trong khi điều trị bệnh.
Súp lơ trắng có 51mg purine/100 gram thực phẩm. Chỉ số này cho thấy súp lơ trắng nằm trong nhóm các loại rau có hàm lượng purin cao mà người bệnh gút cần kiêng.
Súp lơ trắng là loại rau củ có lượng đạm cao so với các loại rau củ khác, gần 2 gram đạm/100 gram. Do vậy, lượng purin trong mỗi 100gram súp lơ trắng cũng là một chỉ số đáng lo ngại cho sức khỏe người bệnh gút.
Hàm lượng dinh dưỡng bên trong súp lơ trắng nổi bật với các loại vitamin nhóm B, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gút có thể nạp vitamin nhóm B từ những loại thực phẩm khác, an toàn hơn cho tình trạng sức khỏe hiện tại như sữa tách kem, sữa ít béo. Những loại thực phẩm tốt cho người trong quá trình chữa bệnh gút. (3)
Người bệnh gút nên hạn chế ăn súp lơ trắng vì có hàm lượng purin tương đối cao
Ớt chuông xanh là loại ớt được xếp vào nhóm rau có hàm lượng purin cao, người bệnh gút nên hạn chế ăn.
Ớt chuông xanh có 55mg purin/100 gram ớt. Dù việc tiêu thụ 100gram ớt xanh là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, chỉ số 55mg purin từ ớt xanh cảnh báo người bệnh gút nên hạn chế ăn loại ớt này. Có thể thay thế bằng các loại ớt khác, và ăn với liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị gút.
Rau muống khá thân thuộc với bữa cơm của người Việt Nam, dễ mua và dễ chế biến. Rau muống có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng quan vì có nhiều canxi và đạm, cùng với các nhóm vitamin khác, nhưng nó thuộc nhóm rau có hàm lượng purin cao.
Nhưng tương tự với súp lơ, lượng protein trong rau muống là 10gram/100gram thực phẩm. Hàm lượng dinh dưỡng rất lý tưởng cho mọi người, nhưng lại kiêng kỵ với người bệnh gút. Với chỉ số protein cao này, rau muống đồng thời có 57mg purin/100 gram thực phẩm. Có khả năng cao làm tăng nồng độ acid uric trong máu của người bệnh.
Dù rằng, việc tăng cao nồng độ acid uric, hay việc có acid uric máu cao không đồng nghĩa với việc sẽ bị mắc bệnh gút. Nhưng rau muống sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe người đang bị bệnh gút. Rau muống gây khó kiểm soát các triệu chứng gút cũng như có thể khiến các cơn đau gút cấp bùng phát hơn.
Giá đỗ tương chứa lượng purine lớn, lên đến 80mg purin. Cần lưu ý, loại giá đỗ có purin cao mà người bệnh gút cần hết sức lưu ý và kiêng trong thời gian điều trị bệnh là giá từ cây đỗ tương.
Các loại giá đều được xét là chứa hàm lượng purin khá cao. Tuy nhiên, giá đỗ tương là thực phẩm mà người bệnh cần chú ý hơn cả, vì lượng purin cao đến 80mg/100 gram thực phẩm, đồng nghĩa với rủi ro giá đỗ tương ảnh hưởng xấu đến acid uric máu cũng cao hơn hẳn.
Trong 100 gram nấm mỡ có 59mg purin, một chỉ số khá cao đối với các thực phẩm thuốc nhóm thực vật. Không chỉ nấm mỡ, các loại nấm không được khuyến khích trong dinh dưỡng của người bệnh gút vì hầu hết đều có lượng purin đáng lưu ý. Chỉ số 59mg purin ở nấm mỡ cảnh báo nguy hiểm đến người bệnh gút nếu liên tục sử dụng loại thực phẩm này.
Nấm mỡ không được khuyến khích trong thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh gút
Cải bó xôi rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, cải bó xôi là loại rau có hàm lượng purin cao, chứa 57mg purin trong 100 gram, nếu người bệnh gút ăn quá nhiều, đặc biệt khi đang có cơn gút cấp sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Phần lớn, rau củ là các thực phẩm có chứa nhân purin không cao, dưới 50mg purine/ 100gram. Những loại rau có hàm lượng purin cao như rau cải và rau có màu đậm với hàm lượng purin trung bình 50 – 150mg /100 gram. Những loại rau này phù hợp cho người khỏe mạnh nhưng người đang điều trị/kiểm soát bệnh gút cần hạn chế.
Người bệnh gút nên ghi nhớ những loại rau kể trên. Ngoài ra, có một số loại rau khác cũng có nhân purin cao mà người bệnh gút cần biết: như rau mùi tây (khoảng 290mg purin), cải bó xôi (57 mg purin), cải xoăn hay kale (62mg purin).
Các loại rau có hàm lượng purin cao là một trong những thực phẩm có khả năng gây bệnh gút bên cạnh các loại thịt và hải sản. Hàm lượng purin trong rau không cao bằng hàm lượng trong các loại thịt và hải sản, tuy nhiên hàm lượng purine trong một số loại rau đủ để đem lại cơn đau từ bệnh gout nếu đã mắc phải căn bệnh này.
Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh và khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh gút cần cân nhắc lựa chọn loại rau để thuận lợi hơn trong việc điều trị.
Các loại rau có hàm lượng purin thấp người bị gút có thể ăn
Những loại rau có hàm lượng purin thấp dưới 20mg/100g thực phẩm an toàn cho người bệnh gút gồm:
Không phải tất cả loại rau đều có hàm lượng purin cao, người bệnh không nên quá lo lắng trong việc lựa chọn thực phẩm chỉ cần ăn các loại rau không được đề cập trong danh mục trên hoặc rau cần tây, rau tía tô, lá lốt… vốn có hàm lượng purin rất thấp là những loại thực vật tốt mà người bệnh gút nên ăn để bổ sung thêm đa dạng vi chất giúp tăng cường chuyển hóa và phục hồi cơ thể, ngoài ra còn chứa chất xơ thúc đẩy lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
Rau cần tây, tía tô… là những loại thực vật tốt mà người bệnh gút nên ăn
Việc kiểm soát chế độ ăn vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh gout. Sau đây là những lưu ý về dinh dưỡng mà người bệnh gút nên biết:
Ngoài ra, đối với các loại rau có hàm lượng purin cao, người bệnh cần lưu ý ngưng ăn trong khi đang điều trị bệnh, hoặc đang có cơn đau gút để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Còn lại, người bệnh nên kiểm tra lượng purin trong các loại rau, cân nhắc dựa trên hàm lượng dinh dưỡng khác để có thể chọn ra liều lượng và lựa chọn thực phẩm rau hợp lý.
Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên ngành cũng khuyến khích bệnh nhân bị gút cũng ăn lượng nhiều hơn các nhóm thực phẩm purin thấp để bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu khi đang trong chế độ ăn dành cho người bị bệnh gout để không mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa khi giảm tiêu thụ đa phần các thịt, hải sản… trong khi điều trị gout.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Các loại rau có hàm lượng purin cao có thể sẽ làm triệu chứng đau, sưng khớp của người bệnh gút nặng nề hơn do tăng nồng độ acid trong máu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định rau chứa hàm lượng purin cao là căn nguyên gây ra bệnh gút. Người khỏe mạnh hoàn toàn có thể ăn những loại rau này vì những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đối với người bệnh gút, chỉ cần ngừng ăn khi đang bùng cơn đau gút cấp. Còn lại, có thể ăn với lượng an toàn dựa trên lượng purin cụ thể của từng loại.
Cần lưu ý rằng, những số liệu trên được đưa ra để cung cấp thông tin cho người bệnh gút có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Việc tiêu thụ trên 100 gram các loại rau này liên tiếp trong nhiều ngày liền rất khó thực hiện.
Hầu hết, việc dư thừa purin và tăng cao acid uric máu là hậu quả tích tụ của việc ăn uống không kiểm soát, không chọn lọc trong nhiều ngày. Bạn không thể bị gút hay bùng phát cơn đau gút ngay lập tức sau khi ăn 100g rau có lượng purin cao. Nhưng việc kiểm soát và chủ động phòng tránh những yếu tố rủi ro làm bệnh gút trở nên tồi tệ hơn, bao gồm tiêu thụ các loại rau có hàm lượng purin cao sẽ giúp quá trình điều trị bệnh gút được tối ưu.
Những loại rau có hàm lượng purin thấp dưới 20mg/100g thực phẩm an toàn cho người bệnh gút gồm:
Không phải tất cả loại rau đều có hàm lượng purin cao, người bệnh không nên quá lo lắng trong việc lựa chọn thực phẩm chỉ cần ăn các loại rau không được đề cập trong danh mục trên hoặc rau cần tây, rau tía tô, lá lốt… vốn có hàm lượng purin rất thấp là những loại thực vật tốt mà người bệnh gút nên ăn để bổ sung thêm đa dạng vi chất giúp tăng cường chuyển hóa và phục hồi cơ thể, ngoài ra còn chứa chất xơ thúc đẩy lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
Rau cần tây, tía tô… là những loại thực vật tốt mà người bệnh gút nên ăn
Việc kiểm soát chế độ ăn vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh gout. Sau đây là những lưu ý về dinh dưỡng mà người bệnh gút nên biết:
Ngoài ra, đối với các loại rau có hàm lượng purin cao, người bệnh cần lưu ý ngưng ăn trong khi đang điều trị bệnh, hoặc đang có cơn đau gút để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Còn lại, người bệnh nên kiểm tra lượng purin trong các loại rau, cân nhắc dựa trên hàm lượng dinh dưỡng khác để có thể chọn ra liều lượng và lựa chọn thực phẩm rau hợp lý.
Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên ngành cũng khuyến khích bệnh nhân bị gút cũng ăn lượng nhiều hơn các nhóm thực phẩm purin thấp để bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu khi đang trong chế độ ăn dành cho người bị bệnh gout để không mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa khi giảm tiêu thụ đa phần các thịt, hải sản… trong khi điều trị gout.
nguồn:https://tamanhhospital.vn/cac-loai-rau-co-ham-luong-purin-cao/
Chưa có thông tin
Chưa có thông tin
Chưa có thông tin